Thứ Ba, 7 tháng 4, 2015

Không gian hạn chế - Cách hiểu đơn giản nhất

 
Không gian hạn chế 
  • Là những không gian đủ rộng để con người làm việc. Tuy nhiên, nó không được thiết kế để con người có thể làm việc thường xuyên, có những giới hạn trong việc thao tác cũng như có rất nhiều nguy cơ rủi ro liên quan đến an toàn sức khỏe, tính mạng của người lao động.
  • Làm việc trong không gian hạn chế khá phổ biến trong các ngành khai khoáng, than mỏ, hóa chất, dầu khí, hoặc trong công tác cứu nạn, cứu hộ, phòng chống thiên tai, bệnh dịch….Có nhiều tai nạn nguy hiểm đã xảy ra với người làm việc trong các không gian hạn chế như thế, đến từ các mối nguy hiểm từ điện, bụi, cháy nổ, và đặc biệt nhất là những rủi ro đến từ môi trường thiếu ô xy, các loại khí độc hại. Dưới đây chúng tôi sẽ phân tích kỹ hơn về các mối nguy hiểm khi thực hiện công việc trong không gian hạn chế.
Nguy hiểm từ việc thiếu O2
  • Như chúng ta đã biết, trong không khí, nồng độ O2 đủ là ở mức 21%, 78% là N2, phần còn lại là rất nhiều các chất khí khác như CO….
  • Trong các không gian hạn chế, nồng độ O2 có thể thấp hơn mức 21%, nguyên nhân có thể là giảm hàm lượng O2 do người lao động hít vào mà không được bổ sung đẩy đủ và kịp thời, hoặc có thể bị các khí khác chiếm chỗ như N2, có thể do O2 phản ứng với các chất khác… 
  • Theo các quy định về an toàn, khi nồng độ O2 trong không khí ở dưới mức 19,5% thì không được vào trong khu vực trừ trường hợp được trang bị đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ cần thiết như bình thở, mặt nạ dưỡng khí.
Mối nguy từ việc hít phải các khí độc hại
  • Trong không gian hạn chế, môi trường kín làm cho việc luân chuyển các loại khí bị cản trở, dẫn đến tình trạng, có nhiều chất khí độc hại, tuy lượng của chúng trong môi trường bình thường là không gây ra các nguy cơ về sức khỏe và tính mạng, nhưng do lâu ngày chúng tích tụ lại tạo nên lượng đủ để có thể gây ra các tác hại nguy hiểm cho chúng ta, ví dụ như các loại khí SO2, CO, H2S, CO2…
  • Khi thao tác, làm việc trong không gian hạn chế, các khí sinh ra từ hàn xì, dung môi, xăng dầu….cũng làm phát sinh các khí độc hại nguy hiểm. 
  • Hoặc có thể, trong các quá trình phân hủy sinh học cũng sinh ra các hợp chất gây nguy hiểm cho sức khỏe và có thể gây ra nguy cơ tử vong cao.
Mối nguy từ các chất dễ gây cháy nổ
  • Tại các mỏ than, hầm lò khai khoáng, nhà máy sản xuất hóa học, chế biến dầu khí, ngoài các mối nguy hiểm ở trên thì một mối nguy hiểm nữa cũng đặc biệt nghiêm trọng là từ các chất dễ gây cháy nổ. 
  • ự hình thành các chất gây cháy nổ từ việc phân hủy hữu cơ sinh ra CH4, hoặc từ các loại dung môi hóa học….
Mối nguy từ các loại hóa chất
  • Trong việc lưu trữ các sản phẩm hóa học, các thiết bị phản ứng hóa học, các chất xúc tác cũng tạo điều kiện cho các loại khí độc hại, dễ cháy…phát triển và có thế đạt mức gây nguy hiểm cho con người.
Mối nguy từ áp suất
  • Trong các không gian hạn chế, áp suất có thể cao hoặc thấp hơn cũng gây ra những tác hại đáng kể cho người vào làm việc.
  • Bên cạnh những điều nêu ở trên, còn có rất nhiều những nguy hiểm khi làm việc trong các không gian hạn chế như những nguy hiểm đến từ điện, ánh sáng, tiếng ồn, bụi, nước, các loại sinh vật.
  • Do đó, việc phải xác định trước những nguy hiểm có thể gặp là cực kỳ quan trọng trước khí bắt đầu công việc trong những không gian hạn chế như thế. Mà đầu tiên chúng ta phải xác định được thành phần không khí trong đó, nồng độ O2, các chất độc hại, các tác nhân có thể gây cháy nổ, bụi không khí.... là rất quan trọng.
  • Đôi điều trên đây mong quý vị và các bạn có thể hình dung ra cơ bản về những nguy hiểm khi làm việc trong một khu vực có không gian hạn chế. Từ đó chuẩn bị sẵn sàng đối phó với những nguy hiểm có thể xảy ra.